Wednesday, 03/02/2021 | 8:05:53
Hàng chục triệu bệnh nhân COVID-19 có thể 'không trở lại được như xưa'
Hội chứng “COVID kéo dài” khiến các bác sĩ lo lắng cho tương lai của hàng chục triệu người trên khắp thế giới. Họ có nguy cơ không bao giờ khỏe lại như trước.
Theo báo New York Times, khi Bệnh viện Mount Sinai mở Trung tâm chăm sóc hậu COVID-19 hồi tháng 5-2020, đây là cơ sở đầu tiên ở thành phố New York và trên cả nước Mỹ.
Các bác sĩ nghĩ rằng họ sẽ đón nhận những ca COVID-19 nặng từng nhập viện. Ở thời điểm đó – 3 tháng sau khi dịch bùng phát – họ đã biết virus corona có thể gây tổn thương nhiều bộ phận cơ thể chứ không chỉ đường hô hấp.
Những tổn thương vĩnh viễn
Hàng trăm bệnh nhân, phần lớn là phụ nữ, xếp hàng đến khám ngay khi trung tâm mở cửa.
Trong sự ngạc nhiên của các bác sĩ, nhiều người chỉ mắc COVID-19 nhẹ cũng xuất hiện. Họ không nhập viện, còn trẻ, sức khỏe tốt, không bị bệnh nền như tiểu đường hay béo phì, nhưng nhiều tháng sau cơn bệnh cơ thể vẫn không phục hồi.
“Chúng tôi đã nghe kể về những căn bệnh, chính xác là bệnh do virus, có giai đoạn di chứng kéo dài. Nhưng chúng thường không lâu đến nhiều tháng như những gì chúng tôi chứng kiến ở đây. Bởi vậy chúng tôi vô cùng ngạc nhiên”, bác sĩ Zijian Chen, Bệnh viện Mount Sinai, tâm sự.
Trung tâm chăm sóc hậu COVID-19 của bác sĩ Chen đến nay đã đón hơn 1.600 bệnh nhân.
Họ trình bày hàng loạt những triệu chứng kỳ lạ không liên quan gì nhau, bao gồm mệt mỏi, đau nhức, khó thở, nhạy cảm nhẹ, không thể vận động mạnh, mất ngủ, tim đập nhanh không lý do, tiêu chảy và chuột rút, trí nhớ giảm sút, hiện tượng “sương mù não” khiến đôi khi không thể diễn đạt ngôn ngữ…
Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng kéo dài liên tục từ giai đoạn nặng của bệnh – ở mức độ nào đó, cứ như là bệnh nhân chưa bao giờ khỏi bệnh. Còn đối với một nhóm nhỏ hơn, triệu chứng mới xuất hiện về sau, cứ như một căn bệnh hoàn toàn khác tấn công cơ thể họ.
Trải nghiệm của bà Lada Beara Lasic, 54 tuổi, một bác sĩ chuyên về thận, là ví dụ. Bà nhiễm COVID-19 hồi đầu tháng 4-2020, trải qua 3 tuần bệnh với triệu chứng hơi khó thở, bà cứ tưởng bản thân đã phục hồi.
Bác sĩ Lasic trở lại làm việc nhưng chỉ được một ngày thì tiếp tục ngã quỵ với biểu hiện ban đầu là đau nhức. Bà cố gắng làm việc từ xa trong tháng 5-2020 nhưng triệu chứng không thấy đỡ mà ngày càng tệ hơn. Đến tháng 6 thì bà phải xin nghỉ để tập trung hồi phục.
Bản thân là một bác sĩ, bà Lasic cảm thấy lo lắng cho những năm về sau. Bà ngờ rằng những gì đang trải qua là hậu quả của một hệ miễn dịch liên tục bị kích thích.
“Chúng tôi biết cơ thể bị viêm là điều không tốt. Nó có thể để lại sẹo, tức những thay đổi không thể cứu vãn. Tôi mắc căn bệnh này càng lâu, sức khỏe của tôi trong tương lai càng tệ”, bác sĩ Lasic chia sẻ.
Điều kỳ lạ là dù triệu chứng nặng như thế, rất khó xác định bệnh lý ở những bệnh nhân như bà Lasic. Xét nghiệm máu chỉ cho thấy vài dấu hiệu viêm, men gan tăng và không có gì khác đáng kể.
“Nhiều bệnh nhân đã chi cả triệu đô xét nghiệm, nhưng kết quả không có gì bất thường. Tim, phổi, não… tất cả dường như hoạt động bình thường. Nếu có chẩn đoán nào chắc chắn thì đó là họ đã nhiễm COVID-19 gần đây”, bác sĩ Dayna MacCarthy, chuyên gia phục hồi chức năng của Bệnh viện Mount Sinai, giải thích.
Theo bác sĩ MacCarthy, hầu hết bệnh nhân ở Mount Sinai cải thiện theo thời gian, nhưng với tốc độ cực kỳ chậm và không phải ai cũng may mắn. Một nhóm nhỏ thậm chí không có chút tiến triển nào trong nhiều tháng kể từ lần họ mắc bệnh trong trận dịch đầu tiên ở thành phố New York.
Vài bệnh nhân, có cả bác sĩ và y tá, không bao giờ làm việc trở lại được vì họ luôn mệt mỏi và không thể tập trung. Những người khác thì mất việc làm và không thể nhận trợ cấp tàn tật, lý do chỉ vì các bác sĩ không thể xác định họ bị bệnh gì (COVID-19 đã âm tính – PV).
“Ban đầu, người ta nói con virus này chỉ ảnh hưởng người lớn tuổi, nhưng sự thật tuyệt đối không phải thế. Tôi không thể nghĩ ra điều gì tồi tệ hơn những triệu chứng mà bệnh nhân COVID-19 trẻ phải trải qua”, bác sĩ McCarthy nhận xét.
Bác sĩ Zijian Chen của Bệnh viện Mount Sinai ước tính khoảng 10% bệnh nhân COVID-19 bộc phát triệu chứng kéo dài nhiều tháng – con số tương đương với 100.000 ca bệnh mãn tính chỉ riêng ở bang New York của Mỹ. Một số khảo sát còn cho là nhiều hơn.
Chẳng hạn một nghiên cứu ở Ireland phát hiện hơn phân nửa bệnh nhân COVID-19, bất kể có nhập viện hay không, bị tình trạng mệt mỏi đến 10 tuần; gần 1/3 không thể quay lại làm việc như trước.
Còn một nghiên cứu quy mô hơn ở Trung Quốc nhận thấy 3/4 bệnh nhân COVID-19 nhập viện vẫn bị ít nhất 1 triệu chứng sáu tháng sau ngày ra viện.
Sự trùng hợp đáng ngờ
Đối với nhiều bác sĩ, biểu hiện của “COVID kéo dài” có nhiều trùng hợp đáng kinh ngạc với một hội chứng y khoa bí ẩn khác: Hội chứng mệt mỏi mãn tính (Myalgic Encephalomyelitis/Chronic fatigue syndrome – ME/CFS). Bệnh này ảnh hưởng 2,5 triệu người Mỹ hàng năm.
Hơn một thế kỷ qua, Hội chứng CFS được cho là có liên quan đến nhiễm trùng, gần đây nhất là các căn bệnh như SARS và H1N1. Vì lý do này, dù chưa được chính thức công nhận nhưng các chuyên gia dự báo sẽ có một làn sóng bệnh nhân ME/CFS là những người mắc COVID-19 triệu chứng nặng hoặc kéo dài hơn 6 tháng.
“Nó không phải là cái chết, nhưng nó có thể tồi tệ hơn cái chết với một số người”, bác sĩ Anthony Komaroff, một chuyên gia về ME/CFS hàng chục năm kinh nghiệm, nhận định.
Y học hiểu biết rất ít về ME/CFS. Có bác sĩ cho rằng đây chỉ là hiện tượng tâm lý, một phần do không ai tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy mà người ta ít đầu tư nghiên cứu, trong khi bệnh có thể lấy mất hàng chục tỉ đô mỗi năm tiền thuốc men cũng như năng suất lao động của bệnh nhân.
Đó là chưa nói đến những cuộc đời phai đi lặng lẽ, đôi khi là gắn với chiếc giường, trong những căn phòng tối.
Ngày nay cộng đồng y khoa đã chấp nhập ME/CFS rộng rãi hơn, nhưng mối liên hệ giữa nó và COVID vẫn chưa được thiết lập. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chỉ mới bắt đầu dùng cụm từ “COVID kéo dài” từ tháng 9-2020, còn các bác sĩ tự đặt một tên khác: Hội chứng COVID-19 sau cấp tính.
“Có những bệnh nhân tim, thận bị tổn thương vĩnh viễn, nhưng bác sĩ vẫn có thể kê đơn thuốc. Cái khó là hiểu và trị cho những bệnh nhân không tìm thấy vấn đề gì nhưng họ vẫn cảm thấy kiệt quệ về thể chất và tinh thần”, bác sĩ Anthony Komaroff giải thích.
“ME/CFS là một hội chứng không bao giờ phục hồi. Ở góc độ tâm lý, điều này thật sự khủng khiếp”, bác sĩ Dayna McCarthy bổ sung.
Sự trùng hợp giữa “COVID kéo dài” và ME/CFS đáng kinh ngạc đến mức bác sĩ Anthony Fauci – giám đốc Viện quốc gia về dị ứng và bệnh truyền nhiễm Mỹ, liên tục nhắc đến chúng.
Hồi tháng 7-2020, ông Fauci bình luận trên trang tin Medscape: “Thật kỳ lạ khi có quá nhiều người nhiễm COVID-19 có biểu hiện giống hội chứng mệt mỏi mãn tính. Họ không bao giờ lấy lại mức năng lượng bình thường hoặc cảm thấy khỏe trở lại”.
********
Với hơn 103 triệu người nhiễm COVID-19 trên toàn cầu tính đến đầu tháng 2-2021, số người mắc triệu chứng mãn tính có lẽ không ít. Và con số này sẽ tăng cao khi dịch vẫn còn trong giai đoạn xấu nhất, virus thì đột biến liên tục.
Ngay thời điểm hiện tại, nhà khoa học và bác sĩ đã bắt đầu lo lắng – một nỗi sợ có thể nhìn thấy và sờ được. Họ sợ rằng nhiều năm về sau, khi người chết đã được chôn và chiến thắng đã được ăn mừng, nhiều bệnh nhân COVID-19 sẽ còn tiếp tục bị đọa đày.
Theo PHÚC LONG
Tin liên quan
- An Phước đồng hành cùng người bệnh
- An ninh Bình Thuận
- An toàn giao thông
- BTV Cup 2024
- Biển đảo quê hương
- Bình Thuận hội tụ xanh
- Bình Thuận nông thôn mới
- Bình Thuận điểm hẹn xanh
- Bản tin sáng
- Bản tin trưa
- Ca nhạc Tết 2024
- Chuyển đổi số
- Chương Trình Tiếng Chăm
- Câu chuyện nông nghiệp
- Công nghệ và đời sống
- Công thương
- Cải cách hành chính
- Du lịch Bình Thuận
- Dân số và Trẻ em
- Dân tộc và Phát triển
- Dọc miền quê biển
- Dự báo thời tiết
- Khỏe đẹp cùng BTV
- Kinh tế hợp tác
- Kết nối Đông Nam bộ
- Mái ấm yêu thương
- Mỗi xã một sản phẩm
- Phòng chống tác hại thuốc lá 2024
- Phòng ngừa di cư trái phép sang Australia bằng tàu, thuyền
- Phóng sự
- Phụ nữ khởi nghiệp
- Phụ nữ và Các vấn đề xã hội
- Quốc phòng toàn dân
- Sách hay thay đổi cuộc đời
- Sống đẹp
- Tam nông bốn nhà
- Thông tin chuyên đề
- Thời sự tối
- Tiếp bước đến trường
- Trailer
- Trang chuyên đề
- Trợ giúp pháp lý đồng hành cùng người dân
- Tài nguyên và môi trường
- Vì chủ quyền an ninh biên giới biển
- Văn hóa dân tộc
- Vươn khơi bám biển
- Ý Đảng lòng dân
- 92.3 và bạn
- An ninh Bình Thuận
- Biển đảo Việt Nam
- Bình Thuận ngày mới
- Bình Thuận quê hương tôi
- Bạn nhà nông
- Bản tin an toàn giao thông
- Bốn phương kỳ thú
- Ca nhạc
- Chuyển đổi số - CCHC - Đảng trong cuộc sống
- Chúng tôi là Genz
- Chương trình ca nhạc tuổi thơ
- Chắp cánh ước mơ
- Cuộc sống đô thị
- Câu chuyện truyền thanh
- Cải cách hành chính
- Du lịch Bình Thuận
- Dân ca
- Dân tộc miền núi
- Dân tộc và Phát triển
- Giai điệu cảm xúc
- Giai điệu phương nam
- Giao thông - Pháp Luật - Cuộc sống
- Giáo dục - Y tế - Sức khỏe
- Giáo dục học đường
- Góc nhìn cuộc sống
- Hợp tác để phát triển
- Khung trời tuổi thơ
- Kiến thức nhà nông
- Kiến thức pháp luật
- Lướt cùng âm nhạc
- Music Zone
- Mẹ và bé
- Mỗi tuần ý tưởng
- Người cao tuổi
- Ngược dòng thời gian
- Nhạc Việt Nam
- Nhịp sống trẻ
- Những khúc vọng xưa
- Niềm vui cho em
- Niềm vui cho em - Học đường - Ý tưởng
- Nông thôn - Nông nghiệp - Nông dân
- Nông thôn ngày nay
- Pháp luật và cuộc sống
- Phát thanh Văn hóa Chăm
- Phụ nữ - Trẻ em - Thanh niên - Người cao tuổi
- Phụ nữ và gia đình
- Quà tặng cuộc sống
- Quân đội nhân dân
- Quốc phòng toàn dân
- QĐND- An ninh - Biển đảo - Quốc phòng
- Sân khấu cổ truyền
- Sôi động cuối tuần
- Sẻ chia yêu thương
- Sức khỏe cho mọi người
- Thanh niên
- Thế giới tuổi teen
- Thể thao và cuộc sống
- Thời sự - Bình Thuận ngày mới - Bình Thuận Hội tụ xanh
- Thời sự tổng hợp
- Thủy sản
- Thủy sản - Tài nguyên - Công thương
- Tiếng Chăm
- Tiếng Chăm - Văn hóa - dân tộc miền núi
- Tiếp bước đến trường
- Trailer - giới thiệu chương trình - thông báo
- Tuần san văn hóa nghệ thuật
- Tài nguyên môi trường
- Tư vấn của Bác sĩ
- Tư vấn sức khỏe VOV Bacsi24
- Tạp chí phụ nữ
- Văn hóa Chăm
- Văn hóa giao thông
- Vấn đề quốc tế
- Âm nhạc và bạn
- Đảng trong cuộc sống
- Đọc truyện
- Đọc truyện đêm khuya
- Thông báo lịch tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
- Thông báo lịch tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
- Lịch tiếp công dân Tháng 10/2024 của Giám đốc Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Thuận
- Lịch cúp điện Bình Thuận từ 25/9/2024 đến 4/10/2024
- DANH SÁCH ĐƠN VỊ, CÁ NHÂN ỦNG HỘ CÁC TỈNH PHÍA BẮC - BỊ ẢNH HƯỞNG CƠN BÃO SỐ 3
- Phan Thiết: Dừng Lễ hội Trung thu để chia sẻ đồng hành cùng Nhân dân miền Bắc đang chống chọi với bão lũ
- BÌNH THUẬN ĐIỆN THĂM HỎI CHIA SẺ SÂU SẮC VỚI NHỮNG MẤT MÁT TỔN THẤT VỚI NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG DO PHẢI GÁNH CHỊU THIÊN TAI GÂY RA.
- THƯ KÊU GỌI ỦNG HỘ NHÂN DÂN KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH BÌNH THUẬN
- Lịch cúp điện Bình Thuận từ ngày 6/9/2024 đến ngày 15/9/2024
- Bảng giá dịch vụ Livestream năm 2024
- Lịch tiếp công dân Tháng 9/2024 của Giám đốc Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Thuận
- Thư mời báo giá 2 bộ Tally Intercom BS180 NAYA
- Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Thuận gửi Thư mời báo giá 06 bộ máy vi tính để bàn
- Lịch trình chi tiết Cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Doanh nhân Việt Nam năm 2024
- Giải Vô địch Thế giới Carom 3 băng (World Champoinship) vẫn diễn ra bình thường tại Bình Thuận từ ngày 25 đến 29 tháng 9 năm 2024.
- KẾ HOẠCH Tổ chức vận động Quỹ Khuyến học “Tiếp bước cho em đến trường” và truyền hình trực tiếp Lễ tiếp nhận ủng hộ quỹ cấp tỉnh năm 2024
- Đài PT - TH Bình Thuận thông báo tuyển dụng năm 2024
- Chủ động ứng phó với vùng áp thấp có khả năng hình thành trên biển Đông và gió mạnh trên biển
- Danh sách thí sinh trúng tuyển vào lớp 10 trường THPT Lý Thường Kiệt - La Gi năm học 2024 - 2025
- Danh sách thí sinh trúng tuyển vào lớp 10 trường THPT chuyên Trần Hưng Đạo Năm học 2024 - 2025