Monday, 02/08/2021 | 10:43:46
Đón người từ vùng dịch về: nơi dừng, nơi đón, đủ mọi lý do
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, dù đã có công điện của Thủ tướng yêu cầu “ai ở đâu, ở đấy”, tuy nhiên lượng người hồi hương từ phía Nam về miền Trung vẫn còn rất lớn, thậm chí còn đông hơn những ngày trước.
Dân ùn ùn về quê
Sau nhiều ngày mở cửa hầm dùng xe chuyên dụng trung chuyển người dân về quê qua lối hầm đường bộ Hải Vân, từ sáng 1-8 việc vận chuyển này tạm ngưng. Vì thế, dòng người đã ùn ùn kéo ngược lên đèo Hải Vân tìm cách về quê bằng mọi giá.
Trưa 1-8, đứng ở một khúc cua trên đèo Hải Vân, dù giữa cái nắng như đổ lửa nhưng nhiều đoàn xe vẫn nối nhau vượt đèo để sang Thừa Thiên Huế. “Thừa Thiên Huế đã có quyết định không tiếp nhận người từ các nơi trở về nữa” – chúng tôi thông tin cho một nhóm lao động ở Huế khi nhóm này đang nghỉ lấy sức ở đèo.
Mấy người này nhìn nhau rồi vừa bấm điện thoại, vừa cười: “Cấm thì cấm chứ không lẽ giờ quay lại. Đi được khúc mô về gần tới quê hương mình thì hay khúc đó, giờ có chỗ mô tiếp nhận tụi tui nữa mô”.
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, dù đã có công điện của Thủ tướng yêu cầu “ai ở đâu, ở đấy”, tuy nhiên lượng người hồi hương từ phía Nam về miền Trung vẫn còn rất lớn, thậm chí còn đông hơn những ngày trước. Đây đa số là những người đã lên đường từ một vài ngày trước.
Ông Phạm Hoàng Ân – giám đốc trạm vận hành trung chuyển hầm Hải Vân – cho biết lượng người qua hầm liên tục tăng trong những ngày qua. Ngày 26-7 chỉ có 78 người với 41 xe máy qua hầm thì tới ngày 30-7, con số này đã lên 2.500 xe máy với gần 5.000 người.
Từ sáng 31-7, lượng người qua hầm quá lớn gây quá tải, rác thải phát sinh quá nhiều và nguy cơ thành ổ dịch nên hầm Hải Vân quyết định ngưng tiếp nhận trung chuyển. Xe tải, hàng chục công nhân vận hành hầm được huy động lên đèo Hải Vân hỗ trợ người dân qua bên kia đèo, phát đồ ăn, nước uống, sửa chữa xe cộ và thu gom rác thải phát sinh dọc đường đèo.
Dù chính thức thông báo ngưng tiếp nhận người từ các tỉnh thành hồi hương, nhưng lúc 12h trưa 1-8, trạm kiểm dịch và khai báo y tế tập trung của Thừa Thiên Huế đóng tại thị trấn Lăng Cô vẫn hoạt động. Hàng ngàn người dân sau nhiều ngày đi đường khi tới chốt đã nằm bệt ra hai bên đường. Số khác dựng cả lều bạt ra sát đầm để nghỉ.
Tương tự, theo ghi nhận ngày 1-8, vẫn có hàng ngàn phương tiện lao vun vút trên quốc lộ 14 và quốc lộ 1 đổ về Tây Nguyên và ra Bắc.
Nhiều địa phương vẫn đón
Sau khi tổ chức 3 chuyến bay đưa hơn 600 người dân từ TP.HCM trở về, trong những ngày qua TP Đà Nẵng liên tục đón người dân từ vùng có dịch (vùng áp dụng chỉ thị 16) bằng đường bộ và thực hiện cách ly tập trung.
Người dân từ vùng dịch trở về bằng đường bộ và đường hàng không tới chốt kiểm dịch ở cửa ô và sân bay khai báo sẽ được đi cách ly tập trung. Tuy nhiên theo Ban chỉ đạo phòng chống dịch TP Đà Nẵng, số lượng người trở về được cách ly không nhiều, trung bình mỗi ngày vài chục trường hợp.
Sau khi tổ chức 3 chuyến bay đưa người có hoàn cảnh khó khăn, chủ yếu là người già, trẻ con trở về, vừa qua ông Lê Trung Chinh, chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, đã tiếp tục yêu cầu Văn phòng UBND TP liên hệ với Hội đồng hương Đà Nẵng ở TP.HCM để khảo sát nhu cầu trở về của bà con. Trong trường hợp số lượng người đăng ký về nhiều, TP sẽ tiếp tục có phương án tổ chức đón bà con về.
Ngoài việc tiếp nhận người dân trở về, trong những ngày qua khi có nhiều đoàn người về bằng xe máy, ông Chinh cũng đã giao Công an thành phố chủ trì, phối hợp với UBND huyện Hòa Vang, UBND quận Liên Chiểu, Sở Giao thông vận tải có phương án hỗ trợ, đưa những người đi theo đoàn bằng xe máy từ các địa phương có dịch đi qua thành phố an toàn.
Bình Định cũng tiếp tục đưa dân về quê. Theo ông Nguyễn Phi Long, chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, ngày 4-8 tỉnh Bình Định sẽ tổ chức chuyến bay thứ 5 để đưa 200 người dân Bình Định từ TP.HCM tiếp tục về quê. Sau đó, UBND tỉnh sẽ bàn bạc và đưa ra phương án đưa người Bình Định tiếp tục về quê an toàn.
Nhiều tỉnh buộc quay đầu
Trong khi đó, một lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi cho biết từ ngày 1-8 dừng tiếp nhận người dân từ vùng dịch trở về Quảng Ngãi. Nguyên nhân bởi các khu cách ly tập trung đã không còn chỗ với khoảng 6.000 người phải cách ly tập trung. Tỉnh đã trưng dụng nhiều trường học nhưng đến nay cũng kín chỗ. Thống kê của tỉnh Quảng Ngãi, trong ngày 31-7 có khoảng 2.000 người dân tự đi xe máy từ các tỉnh phía Nam về Quảng Ngãi.
“Hơn ai hết, lãnh đạo tỉnh rất muốn đưa toàn bộ người dân về tỉnh. Tuy nhiên cơ sở vật chất, nhân lực, thiết bị y tế của tỉnh còn hạn chế, hiện đã quá tải. 2.000 người dân về trong ngày, tỉnh đang đau đầu tìm điểm cách ly tập trung. Thật sự rất căng thẳng”, vị này nói.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi mong người dân ở các tỉnh có dịch chia sẻ bởi thực tế đã có nhiều ca dương tính với COVID-19 được ghi nhận trong số những người tự phát về quê đang cách ly tập trung. Quảng Ngãi mong bà con ở đâu ở yên đó, chung tay khống chế dịch. Nếu người dân vẫn tự phát về Quảng Ngãi sau ngày 1-8, tỉnh kiên quyết yêu cầu người dân quay đầu trở lại nơi xuất phát.
Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận thì cho hay đã thống nhất kế hoạch với TP.HCM vào ngày 2-8 sẽ bố trí xe vào TP.HCM đón người của tỉnh đang kẹt vì dịch bệnh nhưng Thủ tướng Chính phủ có công điện mới nên tỉnh tạm dừng.
Chiều 1-8, ông Phạm Đại Dương – bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch HĐND tỉnh Phú Yên – cũng đề nghị người Phú Yên đang sinh sống, làm việc ở các địa phương khác “ở đâu yên ở đó”, không được tự phát trở về tỉnh.
Riêng kế hoạch đưa người Phú Yên từ TP.HCM về quê mà tỉnh này đang triển khai sẽ vẫn thực hiện, nhưng tỉnh phối hợp chặt với UBND TP.HCM để xác định đúng đối tượng cần hỗ trợ.
Đắk Lắk, Gia Lai cũng tạm dừng kế hoạch đón công dân từ TP.HCM về quê.
Nhiều dự tính hỗ trợ dân
Trong khi đó, ông Hoàng Nam, phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, cho biết sau khi Thủ tướng có chỉ thị mới yêu cầu những người từ các tỉnh phía Nam không tự ý về quê tránh dịch, tỉnh này đã đưa ra 3 phương án. Cụ thể, với những người đã di chuyển về quê trước khi chỉ thị của Thủ tướng có hiệu lực, tỉnh này vẫn sẽ đón và đưa về các khu cách ly.
Theo ông Nam, tỉnh Quảng Trị sẽ trích kinh phí và có phương án hỗ trợ những người khó khăn đang cư trú tại các tỉnh phía Nam không kịp về quê. Tỉnh cũng sẽ phát động một đợt kêu gọi đóng góp từ những doanh nghiệp và cá nhân trong và ngoài tỉnh để hỗ trợ thêm.
“Riêng với những trường hợp đặc biệt khó khăn, tỉnh đã lên phương án tổ chức thêm một đợt vào tận nơi đưa về như đã thực hiện”, ông Hoàng Nam nói.
Tại Quảng Bình, ông Vũ Đại Thắng, bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình, cho biết tỉnh vừa quyết định trích ngân sách hỗ trợ những người dân tỉnh này đang mắc kẹt tại các tỉnh phía Nam. Cụ thể mức hỗ trợ 1 triệu đồng/hộ. Việc hỗ trợ này sẽ được thực hiện thông qua các hội đồng hương Quảng Bình ở các tỉnh phía Nam.
Tin liên quan
- An Phước đồng hành cùng người bệnh
- An ninh Bình Thuận
- An toàn giao thông
- Biển đảo quê hương
- Bình Thuận hội tụ xanh
- Bình Thuận nông thôn mới
- Bình Thuận điểm hẹn xanh
- Bản tin sáng
- Bản tin trưa
- Ca nhạc Tết 2024
- Chuyển đổi số
- Chương Trình Tiếng Chăm
- Câu chuyện nông nghiệp
- Công nghệ và đời sống
- Công thương
- Cải cách hành chính
- Du lịch Bình Thuận
- Dân số và Trẻ em
- Dân tộc và Phát triển
- Dọc miền quê biển
- Dự báo thời tiết
- Khỏe đẹp cùng BTV
- Kinh tế hợp tác
- Kết nối Đông Nam bộ
- Mái ấm yêu thương
- Mỗi xã một sản phẩm
- Phòng chống tác hại thuốc lá 2024
- Phòng ngừa di cư trái phép sang Australia bằng tàu, thuyền
- Phóng sự
- Phụ nữ khởi nghiệp
- Phụ nữ và Các vấn đề xã hội
- Quốc phòng toàn dân
- Sách hay thay đổi cuộc đời
- Sống đẹp
- Tam nông bốn nhà
- Thông tin chuyên đề
- Thời sự tối
- Tiếp bước đến trường
- Trailer
- Trang chuyên đề
- Trợ giúp pháp lý đồng hành cùng người dân
- Tài nguyên và môi trường
- Vì chủ quyền an ninh biên giới biển
- Văn hóa dân tộc
- Vươn khơi bám biển
- Ý Đảng lòng dân
- 92.3 và bạn
- An ninh Bình Thuận
- Biển đảo Việt Nam
- Bình Thuận ngày mới
- Bình Thuận quê hương tôi
- Bạn nhà nông
- Bản tin an toàn giao thông
- Bốn phương kỳ thú
- Ca nhạc
- Chuyển đổi số - CCHC - Đảng trong cuộc sống
- Chúng tôi là Genz
- Chương trình ca nhạc tuổi thơ
- Chắp cánh ước mơ
- Cuộc sống đô thị
- Câu chuyện truyền thanh
- Cải cách hành chính
- Du lịch Bình Thuận
- Dân ca
- Dân tộc miền núi
- Dân tộc và Phát triển
- Giai điệu cảm xúc
- Giai điệu phương nam
- Giao thông - Pháp Luật - Cuộc sống
- Giáo dục - Y tế - Sức khỏe
- Giáo dục học đường
- Góc nhìn cuộc sống
- Hợp tác để phát triển
- Khung trời tuổi thơ
- Kiến thức nhà nông
- Kiến thức pháp luật
- Lướt cùng âm nhạc
- Music Zone
- Mẹ và bé
- Mỗi tuần ý tưởng
- Người cao tuổi
- Ngược dòng thời gian
- Nhạc Việt Nam
- Nhịp sống trẻ
- Những khúc vọng xưa
- Niềm vui cho em
- Niềm vui cho em - Học đường - Ý tưởng
- Nông thôn - Nông nghiệp - Nông dân
- Nông thôn ngày nay
- Pháp luật và cuộc sống
- Phát thanh Văn hóa Chăm
- Phụ nữ - Trẻ em - Thanh niên - Người cao tuổi
- Phụ nữ và gia đình
- Quà tặng cuộc sống
- Quân đội nhân dân
- Quốc phòng toàn dân
- QĐND- An ninh - Biển đảo - Quốc phòng
- Sân khấu cổ truyền
- Sôi động cuối tuần
- Sẻ chia yêu thương
- Sức khỏe cho mọi người
- Thanh niên
- Thế giới tuổi teen
- Thể thao và cuộc sống
- Thời sự - Bình Thuận ngày mới - Bình Thuận Hội tụ xanh
- Thời sự tổng hợp
- Thủy sản
- Thủy sản - Tài nguyên - Công thương
- Tiếng Chăm
- Tiếng Chăm - Văn hóa - dân tộc miền núi
- Tiếp bước đến trường
- Trailer - giới thiệu chương trình - thông báo
- Tuần san văn hóa nghệ thuật
- Tài nguyên môi trường
- Tư vấn của Bác sĩ
- Tư vấn sức khỏe VOV Bacsi24
- Tạp chí phụ nữ
- Văn hóa Chăm
- Văn hóa giao thông
- Vấn đề quốc tế
- Âm nhạc và bạn
- Đảng trong cuộc sống
- Đọc truyện
- Đọc truyện đêm khuya
- Lịch tiếp công dân Tháng 10/2024 của Giám đốc Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Thuận
- Lịch cúp điện Bình Thuận từ 25/9/2024 đến 4/10/2024
- DANH SÁCH ĐƠN VỊ, CÁ NHÂN ỦNG HỘ CÁC TỈNH PHÍA BẮC - BỊ ẢNH HƯỞNG CƠN BÃO SỐ 3
- Phan Thiết: Dừng Lễ hội Trung thu để chia sẻ đồng hành cùng Nhân dân miền Bắc đang chống chọi với bão lũ
- BÌNH THUẬN ĐIỆN THĂM HỎI CHIA SẺ SÂU SẮC VỚI NHỮNG MẤT MÁT TỔN THẤT VỚI NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG DO PHẢI GÁNH CHỊU THIÊN TAI GÂY RA.
- THƯ KÊU GỌI ỦNG HỘ NHÂN DÂN KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH BÌNH THUẬN
- Lịch cúp điện Bình Thuận từ ngày 6/9/2024 đến ngày 15/9/2024
- Bảng giá dịch vụ Livestream năm 2024
- Lịch tiếp công dân Tháng 9/2024 của Giám đốc Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Thuận
- Thư mời báo giá 2 bộ Tally Intercom BS180 NAYA
- Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Thuận gửi Thư mời báo giá 06 bộ máy vi tính để bàn
- Lịch trình chi tiết Cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Doanh nhân Việt Nam năm 2024
- Giải Vô địch Thế giới Carom 3 băng (World Champoinship) vẫn diễn ra bình thường tại Bình Thuận từ ngày 25 đến 29 tháng 9 năm 2024.
- KẾ HOẠCH Tổ chức vận động Quỹ Khuyến học “Tiếp bước cho em đến trường” và truyền hình trực tiếp Lễ tiếp nhận ủng hộ quỹ cấp tỉnh năm 2024
- Đài PT - TH Bình Thuận thông báo tuyển dụng năm 2024
- Chủ động ứng phó với vùng áp thấp có khả năng hình thành trên biển Đông và gió mạnh trên biển
- Danh sách thí sinh trúng tuyển vào lớp 10 trường THPT Lý Thường Kiệt - La Gi năm học 2024 - 2025
- Danh sách thí sinh trúng tuyển vào lớp 10 trường THPT chuyên Trần Hưng Đạo Năm học 2024 - 2025
- KẾ HOẠCH Tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận bảo vật quốc gia - đợt 12, năm 2023
- Đăng tải công khai số điện thoại hướng dẫn giải quyết xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ