Wednesday, 27/05/2020 | 10:50:27
Châu Phi đang chống dịch COVID-19 giống kiểu Việt Nam?
Kịch bản xấu nhất chưa thấy xảy ra ở châu Phi. Số ca tử vong tại khu vực châu Phi hạ Sahara rất thấp. Các nước đã sử dụng hiệu quả các công cụ chống dịch Ebola để đối phó với COVID-19.
Khi dịch COVID-19 lây nhiễm với tốc độ chóng mặt ở châu Âu hồi tháng 3-2020, nhiều chuyên gia lo ngại cho lục địa châu Phi. Thậm chí Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi châu Phi “chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất”. Ấy vậy mà hai tháng sau, kịch bản xấu nhất không xảy ra ở châu Phi.
Một số giả thiết để giải thích
Khu vực châu Phi hạ Sahara là nơi thiếu thốn mạng lưới y tế. Theo tạp chí Jeune Afrique, Mali chỉ có 40 giường hồi sức và Burkina Faso chỉ có 15 giường.
Tuy nhiên, số tử vong do COVID-19 rất thấp so với châu Âu, Trung Quốc, Mỹ hoặc Brazil. Tính đến ngày 26-5, có 67 ca tử vong ở Mali, 62 ca ở Nigeria, 30 ca ở Bờ biển Ngà.
Một số nhà dịch tễ học cho rằng nguyên nhân do thời tiết nóng, dân số trẻ, mật độ dân số thấp, ít kết nối với toàn cầu hoặc số liệu dịch bệnh chưa đầy đủ do xét nghiệm còn ít.
Ông Philippe Le Vaillant – phó giám đốc văn phòng tổ chức Thầy thuốc không biên giới ở Dakar và phụ trách hoạt động ở năm nước Tây Phi (Mali, Niger, Nigeria, Burkina Faso và Senegal), không đồng ý như vậy vì rõ ràng không có đợt lây nhiễm nghiêm trọng nào được ghi nhận trong mạng lưới y tế.
Kinh nghiệm từ thời chống Ebola
Theo tạp chí Slate, có một nguyên nhân tiềm ẩn là phản ứng tuyệt vời của nhiều nước khu vực hạ Sahara.
Sau nhiều năm đương đầu với dịch Ebola, khu vực này đã học được cách sử dụng nhuần nhuyễn các công cụ hiệu quả để khoanh vùng dịch.
Đến ngày 5-5, WHO ghi nhận có 3.317 ca nhiễm Ebola ở CHDC Congo, trong đó có đến 2.279 ca tử vong. Với tỉ lệ tử vong cao như thế, các nước trong khu vực buộc phải xây dựng mạng lưới giám sát tinh vi và thực hiện các chiến lược ngăn chặn.
Đến khi dịch COVID-19 bùng phát ở Trung Quốc, các nước này bèn triển khai ngay các công cụ chống dịch đó.
Bà Catherine Kyobutungi – giám đốc điều hành Trung tâm Nghiên cứu sức khỏe và dân số châu Phi (APHRC), mô tả: “Các biện pháp can thiệp chủ yếu để kiểm soát virus Ebola đã được áp dụng tương tự với COVID-19. Các công cụ trong giai đoạn đầu dịch bệnh là xét nghiệm, cách ly và truy dấu người tiếp xúc”.
Phong tỏa, xét nghiệm và cách ly
Biện pháp phong tỏa đã được thực hiện từ rất sớm. Uganda và Rwanda đóng cửa trường và cấm tụ tập đông người ngay trước khi có ca nhiễm đầu tiên.
Trong khi đó, các biện pháp này chỉ được WHO khuyến cáo thực hiện cho giai đoạn hai của dịch (khi virus đã lây lan trong cộng đồng).
Hai ngày sau ca nhiễm đầu tiên, Uganda đóng cửa sân bay và áp dụng biện pháp phong tỏa trong khi vẫn còn trong giai đoạn 1 của dịch.
Một khuyến cáo khác của WHO đã nhanh chóng được thực hiện, đó là xét nghiệm du khách có nguy cơ lây nhiễm.
Tại Uganda, mỗi ngày khoảng 1.000 tài xế xe tải nặng đã được xét nghiệm để ngăn chặn các lao động xuyên biên giới này lây nhiễm.
Sau khi có ca nhiễm đầu tiên đến Uganda từ Dubai bằng đường hàng không, tất cả hành khách đến từ Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất đều bị cách ly.
Đến ngày 20-5, chính thức không còn ca nhiễm COVID-19 nào ở Uganda.
Huy động cộng đồng chống dịch
Tại Tây Phi, lực lượng can thiệp được thành lập để đối phó với dịch Ebola thì nay đã được huấn luyện lại để chống dịch COVID-19.
Với lực lượng ứng phó chống dịch Ebola có sẵn, rất dễ xoay chuyển định hướng mạng lưới giám sát COVID-19.
Tại Sierra Leone, để theo dõi dấu vết COVID-19, chính phủ đã khẩn trương huy động 14.000 nhân viên y tế cộng đồng, trong đó có 1.500 người được đào tạo thành “người theo dõi các tiếp xúc”. Tính đến ngày 26-5, Sierra Leone chỉ có 44 ca tử vong.
Nhà nhân loại học Paul Richards ở Sierra Leone ghi nhận huy động cộng đồng là biện pháp chống dịch rất quan trọng ở Sierra Leone.
Ông giải thích: “Trong bất kỳ dịch bệnh nào mà huy động cộng đồng giữ vai trò quyết định, các hộ gia đình đã suy nghĩ như các nhà dịch tễ học và các nhà dịch tễ học cũng suy nghĩ như các hộ gia đình”.
Huy động cộng đồng đã giúp cách ly hiệu quả người nhiễm với gia đình họ.
Coi chừng hiệu ứng domino
Dù vậy, bà Catherine Kyobutungi ghi nhận: “Do các nước châu Phi không đủ khả năng xét nghiệm đại trà nên rất khó áp dụng biện pháp giãn cách xã hội. Mỗi lần nới lỏng giãn cách lại xảy ra đợt lây nhiễm. Do đó, số ca nhiễm có thể bùng nổ trong đợt dịch thứ hai”.
Thành phố Kano (Nigeria) đang đối phó với số người chết tăng đột ngột. Ông Philippe Le Vaillant nhận xét: “Chúng tôi lo ngại Kano trở thành ổ dịch. Tình hình đáng lo ngại do mật độ dân số cao và nghèo đói. Trong tháng ramadan, buổi tối hay có tập trung đông người. Thật khó để phong tỏa cư dân ở đó”.
Nhiều khu vực khác cũng rất đáng quan tâm như thế. Chỉ cần một quốc gia buông lỏng chống dịch sẽ ảnh hưởng đến các nước láng giềng. Hiệu ứng domino sẽ là kịch bản tồi tệ nhất đối với lục địa đen châu Phi.
Theo HOÀNG DUY LONG
Tin liên quan
- An Phước đồng hành cùng người bệnh
- An ninh Bình Thuận
- An toàn giao thông
- BTV Cup 2024
- Biển đảo quê hương
- Bình Thuận hội tụ xanh
- Bình Thuận nông thôn mới
- Bình Thuận điểm hẹn xanh
- Bản tin sáng
- Bản tin trưa
- Ca nhạc Tết 2024
- Chuyển đổi số
- Chương Trình Tiếng Chăm
- Câu chuyện nông nghiệp
- Công nghệ và đời sống
- Công thương
- Cải cách hành chính
- Du lịch Bình Thuận
- Dân số và Trẻ em
- Dân tộc và Phát triển
- Dọc miền quê biển
- Dự báo thời tiết
- Khỏe đẹp cùng BTV
- Kinh tế hợp tác
- Kết nối Đông Nam bộ
- Mái ấm yêu thương
- Mỗi xã một sản phẩm
- Phòng chống tác hại thuốc lá 2024
- Phòng ngừa di cư trái phép sang Australia bằng tàu, thuyền
- Phóng sự
- Phụ nữ khởi nghiệp
- Phụ nữ và Các vấn đề xã hội
- Quốc phòng toàn dân
- Sách hay thay đổi cuộc đời
- Sống đẹp
- Tam nông bốn nhà
- Thông tin chuyên đề
- Thời sự tối
- Tiếp bước đến trường
- Trailer
- Trang chuyên đề
- Trợ giúp pháp lý đồng hành cùng người dân
- Tài nguyên và môi trường
- Vì chủ quyền an ninh biên giới biển
- Văn hóa dân tộc
- Vươn khơi bám biển
- Ý Đảng lòng dân
- 92.3 và bạn
- An ninh Bình Thuận
- Biển đảo Việt Nam
- Bình Thuận ngày mới
- Bình Thuận quê hương tôi
- Bạn nhà nông
- Bản tin an toàn giao thông
- Bốn phương kỳ thú
- Ca nhạc
- Chuyển đổi số - CCHC - Đảng trong cuộc sống
- Chúng tôi là Genz
- Chương trình ca nhạc tuổi thơ
- Chắp cánh ước mơ
- Cuộc sống đô thị
- Câu chuyện truyền thanh
- Cải cách hành chính
- Du lịch Bình Thuận
- Dân ca
- Dân tộc miền núi
- Dân tộc và Phát triển
- Giai điệu cảm xúc
- Giai điệu phương nam
- Giao thông - Pháp Luật - Cuộc sống
- Giáo dục - Y tế - Sức khỏe
- Giáo dục học đường
- Góc nhìn cuộc sống
- Hợp tác để phát triển
- Khung trời tuổi thơ
- Kiến thức nhà nông
- Kiến thức pháp luật
- Lướt cùng âm nhạc
- Music Zone
- Mẹ và bé
- Mỗi tuần ý tưởng
- Người cao tuổi
- Ngược dòng thời gian
- Nhạc Việt Nam
- Nhịp sống trẻ
- Những khúc vọng xưa
- Niềm vui cho em
- Niềm vui cho em - Học đường - Ý tưởng
- Nông thôn - Nông nghiệp - Nông dân
- Nông thôn ngày nay
- Pháp luật và cuộc sống
- Phát thanh Văn hóa Chăm
- Phụ nữ - Trẻ em - Thanh niên - Người cao tuổi
- Phụ nữ và gia đình
- Quà tặng cuộc sống
- Quân đội nhân dân
- Quốc phòng toàn dân
- QĐND- An ninh - Biển đảo - Quốc phòng
- Sân khấu cổ truyền
- Sôi động cuối tuần
- Sẻ chia yêu thương
- Sức khỏe cho mọi người
- Thanh niên
- Thế giới tuổi teen
- Thể thao và cuộc sống
- Thời sự - Bình Thuận ngày mới - Bình Thuận Hội tụ xanh
- Thời sự tổng hợp
- Thủy sản
- Thủy sản - Tài nguyên - Công thương
- Tiếng Chăm
- Tiếng Chăm - Văn hóa - dân tộc miền núi
- Tiếp bước đến trường
- Trailer - giới thiệu chương trình - thông báo
- Tuần san văn hóa nghệ thuật
- Tài nguyên môi trường
- Tư vấn của Bác sĩ
- Tư vấn sức khỏe VOV Bacsi24
- Tạp chí phụ nữ
- Văn hóa Chăm
- Văn hóa giao thông
- Vấn đề quốc tế
- Âm nhạc và bạn
- Đảng trong cuộc sống
- Đọc truyện
- Đọc truyện đêm khuya
- Thông báo lịch tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
- Thông báo lịch tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
- Lịch tiếp công dân Tháng 10/2024 của Giám đốc Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Thuận
- Lịch cúp điện Bình Thuận từ 25/9/2024 đến 4/10/2024
- DANH SÁCH ĐƠN VỊ, CÁ NHÂN ỦNG HỘ CÁC TỈNH PHÍA BẮC - BỊ ẢNH HƯỞNG CƠN BÃO SỐ 3
- Phan Thiết: Dừng Lễ hội Trung thu để chia sẻ đồng hành cùng Nhân dân miền Bắc đang chống chọi với bão lũ
- BÌNH THUẬN ĐIỆN THĂM HỎI CHIA SẺ SÂU SẮC VỚI NHỮNG MẤT MÁT TỔN THẤT VỚI NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG DO PHẢI GÁNH CHỊU THIÊN TAI GÂY RA.
- THƯ KÊU GỌI ỦNG HỘ NHÂN DÂN KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH BÌNH THUẬN
- Lịch cúp điện Bình Thuận từ ngày 6/9/2024 đến ngày 15/9/2024
- Bảng giá dịch vụ Livestream năm 2024
- Lịch tiếp công dân Tháng 9/2024 của Giám đốc Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Thuận
- Thư mời báo giá 2 bộ Tally Intercom BS180 NAYA
- Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Thuận gửi Thư mời báo giá 06 bộ máy vi tính để bàn
- Lịch trình chi tiết Cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Doanh nhân Việt Nam năm 2024
- Giải Vô địch Thế giới Carom 3 băng (World Champoinship) vẫn diễn ra bình thường tại Bình Thuận từ ngày 25 đến 29 tháng 9 năm 2024.
- KẾ HOẠCH Tổ chức vận động Quỹ Khuyến học “Tiếp bước cho em đến trường” và truyền hình trực tiếp Lễ tiếp nhận ủng hộ quỹ cấp tỉnh năm 2024
- Đài PT - TH Bình Thuận thông báo tuyển dụng năm 2024
- Chủ động ứng phó với vùng áp thấp có khả năng hình thành trên biển Đông và gió mạnh trên biển
- Danh sách thí sinh trúng tuyển vào lớp 10 trường THPT Lý Thường Kiệt - La Gi năm học 2024 - 2025
- Danh sách thí sinh trúng tuyển vào lớp 10 trường THPT chuyên Trần Hưng Đạo Năm học 2024 - 2025