Vi khuẩn giúp “xanh hóa” ngành khai khoáng

Trong phòng thí nghiệm ở Antofagasta, một thị trấn công nghiệp cách thủ đô Santiago (Chile) 1.100km về phía Bắc, nhà sinh học Nadac Reales (33 tuổi) đã phát hiện các vi sinh vật bị bỏ đói có khả năng sống sót trong điều kiện khắc nghiệt nhờ “ăn” một chiếc đinh chỉ trong 3 ngày.
 
Vi khuẩn có thể “ăn” một chiếc đinh trong 3 ngày

Vi khuẩn có thể “ăn” một chiếc đinh trong 3 ngày

Cô Reales, hiện là Giám đốc điều hành Công ty tư nhân Rudanac Biotec, đã tập hợp các vi khuẩn oxy hóa sắt có tên là Leptospirillum, đồng thời chiết xuất vi khuẩn từ suối nước nóng Tatio nằm ở độ cao 4.200m trên mực nước biển, cách Antofagasta khoảng 350km. Trong những thí nghiệm ban đầu, vi khuẩn mất 2 tháng để “ăn” một chiếc đinh. Nhưng khi bị bỏ đói, chúng phải thích nghi và tự tìm cách kiếm ăn. Sau 2 năm thử nghiệm, tốc độ ăn kim loại của chúng đã tăng lên rõ rệt, có thể “chén sạch” một chiếc đinh chỉ trong 3 ngày. 

Các thử nghiệm chứng minh vi khuẩn ăn kim loại không gây độc hại cho con người hoặc môi trường. Sau khi quá trình ăn mòn hoàn tất, những gì còn lại là một cặn lỏng màu đỏ. Về cơ bản, người ta có thể chiết xuất đồng từ cặn lỏng này dễ dàng hơn so với sử dụng hóa chất trong quá trình rửa trôi hiện nay. Bên cạnh đó, vi khuẩn nói trên có thể giúp hấp thụ một số chất thải kim loại thay vì phải thải ra môi trường.

Chile là nước sản xuất đồng lớn nhất thế giới. Ngành khai thác đồng đóng góp tới 15% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này, nhưng cũng phát sinh rất nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường.

GIA BẢO (SGGPO) https://www.sggp.org.vn/vi-khuan-giup-xanh-hoa-nganh-khai-khoang-767727.html

1,477 views

Chương trình Giữ trọn lời thề

Bảng giá quảng cáo và dịch vụ 2024

Chương trình Phát thanh

Quảng cáo

Thông tin cần biết