Friday, 08/10/2021 | 8:02:41
Thế giới có đến 80% bệnh nhân COVID-19 mắc hội chứng hậu COVID
Nhiều bằng chứng cho thấy hàng loạt các triệu chứng vẫn tồn tại dai dẳng sau đợt nhiễm trùng cấp tính do SARS-CoV-2. Tình trạng này được nhiều viện nghiên cứu uy tín công nhận và đặt tên là ‘hội chứng hậu COVID’.
Kể từ khi xuất hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc, COVID-19 đã lan rộng và có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống và sức khỏe của người dân thế giới. Tính đến 17h ngày 7-10-2021, hơn 237 triệu trường hợp nhiễm COVID-19 và 4,8 triệu trường hợp tử vong đã được ghi nhận trên toàn cầu.
Nhiều bằng chứng cho thấy hàng loạt các triệu chứng vẫn tồn tại dai dẳng sau đợt nhiễm trùng cấp tính do SARS-CoV-2. Tình trạng này được nhiều viện nghiên cứu uy tín công nhận và đặt tên là “hội chứng hậu COVID”.
Ai dễ bị hội chứng hậu COVID?
Hội chứng hậu COVID có thể xảy ra ở bất kỳ người nhiễm COVID-19 nào, từ những người bị bệnh cấp tính rất nhẹ đến những phổ bệnh nặng nhất. Ước đoán có đến 80% bệnh nhân từng nhiễm COVID-19 sẽ bị ít nhất một triệu chứng tồn tại lâu dài sau khi hồi phục COVID-19 cấp tính.
Hội chứng này không chỉ tác động lên hệ hô hấp mà còn có thể ảnh hưởng lên nhiều hệ thống cơ quan bao gồm hệ tim mạch, thần kinh, tiêu hóa, nội tiết, cơ xương, da lông. Các biểu hiện thường gặp của hội chứng này bao gồm mệt mỏi kéo dài, các bất thường hô hấp, tim mạch và tâm thần kinh, bao gồm cả các bất thường về xét nghiệm, các thăm dò chức năng và hình ảnh học.
Các nghiên cứu trên khắp thế giới báo cáo các tỉ lệ mắc hội chứng hậu COVID rất khác nhau, do sự khác biệt về đặc trưng dân số, hệ thống báo cáo số liệu và khả năng chăm sóc y tế ở mỗi quốc gia.
Các báo cáo cho thấy tỉ lệ bệnh nhân mắc hội chứng hậu COVID dao động từ 20 – 90%, bất kể độ nặng của bệnh COVID-19 cấp. Nhiều bằng chứng cho thấy các triệu chứng mạn tính này vẫn kéo dài đến 6 tháng sau đợt nhiễm cấp và có thể còn lâu hơn nữa, thậm chí là những di chứng vĩnh viễn như xơ phổi, đột quỵ tắc mạch…
Điều này gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc tầm soát hội chứng hậu COVID ở những bệnh nhân hồi phục COVID-19 cấp tính cũng như cần có chiến lược điều trị, chăm sóc, nâng đỡ lâu dài cho các bệnh nhân sống sót sau đại dịch.
Hiện nay, các hướng dẫn của Viện Nâng cao chất lượng chăm sóc y tế Anh quốc (NICE) về quản lý các tác động lâu dài của COVID-19 và Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) đã thống nhất định nghĩa bệnh nhân mắc COVID-19 kéo dài là những người mắc COVID-19 có các triệu chứng diễn tiến liên tục, kéo dài hơn 4 tuần kể từ khi khởi phát nhiễm trùng (bao gồm triệu chứng mới xuất hiện sau đợt cấp hoặc tồn tại dai dẳng từ đợt bệnh cấp).
Tất cả các biến thể gây bệnh COVID-19 cấp (gồm Alpha, Beta, Gamma, Zeta, Theta và Kappa, Eta và Delta, Lambda) đều có thể gây ra hội chứng hậu COVID.
Người ta quan sát thấy trong bệnh cảnh cấp tính, một số chủng virus có khả năng lây lan nhiều hơn và gây ra phổ bệnh trầm trọng hơn, ví dụ như chủng Alpha từng hoành hành ở Anh. Do đó, ước đoán những bệnh nhân mắc hội chứng hậu COVID từ những biến chủng độc lực cao này cũng đòi hỏi chiến lược chăm sóc, điều trị tích cực hơn.
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ đã được báo cáo là có liên quan đến độ nặng của COVID-19 cấp như: tuổi già, nam giới, béo phì, bệnh nền. Tuy nhiên, hội chứng hậu COVID được Văn phòng thống kê quốc gia của Anh (ONS) báo cáo là gặp nhiều hơn ở nữ so với nam, và thường gặp nhất ở lứa tuổi 35 – 49. Ngoài ra, chưa có bằng chứng về các yếu tố nguy cơ khác.
Điều gì gây ra hội chứng hậu COVID?
Những hiểu biết hiện tại về hội chứng hậu COVID vẫn còn giới hạn và đang được tiếp tục nghiên cứu. Hiện nay, các chuyên gia giả thuyết rằng hội chứng này được gây ra bởi 3 cơ chế chính.
Thứ nhất là sự xâm nhập trực tiếp của virus vào tế bào cơ thể người thông qua thụ thể của men chuyển hóa angiotensin 2 (ACE2), gây ra vô số tổn thương cấu trúc và rối loạn chức năng của tế bào mang thụ thể ACE2 ở hàng loạt các hệ thống cơ quan như: hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, nội tiết, thần kinh, cơ xương khớp, da lông.
Thứ hai là phản ứng viêm và phản ứng miễn dịch quá mức của cơ thể trong quá trình chống lại sự xâm nhập và phát triển của virus, biểu hiện bằng hội chứng nổi tiếng “cơn bão cytokines” – gây bệnh cảnh nặng, tổn hại đa cơ quan trong đợt bệnh cấp.
Người ta giả thuyết rằng nồng độ cao các cytokines tiền viêm độc hại này vẫn tồn tại dai dẳng sau đợt cấp, cũng như sự hình thành các tự kháng thể có hại chống lại chính các thành phần tế bào của cơ thể người, hậu quả là sau khi cơ thể đã sạch virus (xét nghiệm âm tính với SARS- CoV-2) thì sự rối loạn chức năng tế bào vẫn tiếp diễn và gây hàng loạt triệu chứng trên nhiều cơ quan khác nhau.
Thứ ba là những yếu tố tâm lý xã hội tiêu cực từ đại dịch như: mắc bệnh, nghèo đói, mất việc, cách ly, mất người thân, đặc biệt là những bệnh nhân sống sót sau bệnh cảnh nguy kịch, từng điều trị tại đơn vị chăm sóc tích cực (ICU).
Giống như COVID-19 cấp tính, các triệu chứng dai dẳng sau COVID-19 cũng biểu hiện ở nhiều hệ thống cơ quan với nhiều mức độ khác nhau. Những triệu chứng thường gặp nhất là: mệt mỏi, đau đầu, khó thở, đau ngực, hồi hộp, mất mùi – vị và các rối loạn tâm thần kinh như: khó ngủ, lo âu, giảm tập trung, trầm cảm và các sang thương da tóc.
Tần suất xuất hiện các triệu chứng rất khác nhau ở nhiều báo cáo. Theo bài đánh giá tổng quan của Sandra Lopez-Leon và cộng sự từ 21 phân tích gộp trên gần 48.000 bệnh nhân (17 – 87 tuổi) ghi nhận có đến 55 triệu chứng tồn tại lâu dài sau khi hồi phục COVID-19 cấp. theo TTO https://tuoitre.vn/the-gioi-co-den-80-benh-nhan-covid-19-mac-hoi-chung-hau-covid-20211006151056184.htm
Tin liên quan
- An Phước đồng hành cùng người bệnh
- An ninh Bình Thuận
- An toàn giao thông
- BTV Cup 2024
- Biển đảo quê hương
- Bình Thuận hội tụ xanh
- Bình Thuận nông thôn mới
- Bình Thuận điểm hẹn xanh
- Bản tin sáng
- Bản tin trưa
- Ca nhạc Tết 2024
- Chuyển đổi số
- Chương Trình Tiếng Chăm
- Câu chuyện nông nghiệp
- Công nghệ và đời sống
- Công thương
- Cải cách hành chính
- Du lịch Bình Thuận
- Dân số và Trẻ em
- Dân tộc và Phát triển
- Dọc miền quê biển
- Dự báo thời tiết
- Khỏe đẹp cùng BTV
- Kinh tế hợp tác
- Kết nối Đông Nam bộ
- Mái ấm yêu thương
- Mỗi xã một sản phẩm
- Phòng chống tác hại thuốc lá 2024
- Phòng ngừa di cư trái phép sang Australia bằng tàu, thuyền
- Phóng sự
- Phụ nữ khởi nghiệp
- Phụ nữ và Các vấn đề xã hội
- Quốc phòng toàn dân
- Sách hay thay đổi cuộc đời
- Sống đẹp
- Tam nông bốn nhà
- Thông tin chuyên đề
- Thời sự tối
- Tiếp bước đến trường
- Trailer
- Trang chuyên đề
- Trợ giúp pháp lý đồng hành cùng người dân
- Tài nguyên và môi trường
- Vì chủ quyền an ninh biên giới biển
- Văn hóa dân tộc
- Vươn khơi bám biển
- Ý Đảng lòng dân
- 92.3 và bạn
- An ninh Bình Thuận
- Biển đảo Việt Nam
- Bình Thuận ngày mới
- Bình Thuận quê hương tôi
- Bạn nhà nông
- Bản tin an toàn giao thông
- Bốn phương kỳ thú
- Ca nhạc
- Chuyển đổi số - CCHC - Đảng trong cuộc sống
- Chúng tôi là Genz
- Chương trình ca nhạc tuổi thơ
- Chắp cánh ước mơ
- Cuộc sống đô thị
- Câu chuyện truyền thanh
- Cải cách hành chính
- Du lịch Bình Thuận
- Dân ca
- Dân tộc miền núi
- Dân tộc và Phát triển
- Giai điệu cảm xúc
- Giai điệu phương nam
- Giao thông - Pháp Luật - Cuộc sống
- Giáo dục - Y tế - Sức khỏe
- Giáo dục học đường
- Góc nhìn cuộc sống
- Hợp tác để phát triển
- Khung trời tuổi thơ
- Kiến thức nhà nông
- Kiến thức pháp luật
- Lướt cùng âm nhạc
- Music Zone
- Mẹ và bé
- Mỗi tuần ý tưởng
- Người cao tuổi
- Ngược dòng thời gian
- Nhạc Việt Nam
- Nhịp sống trẻ
- Những khúc vọng xưa
- Niềm vui cho em
- Niềm vui cho em - Học đường - Ý tưởng
- Nông thôn - Nông nghiệp - Nông dân
- Nông thôn ngày nay
- Pháp luật và cuộc sống
- Phát thanh Văn hóa Chăm
- Phụ nữ - Trẻ em - Thanh niên - Người cao tuổi
- Phụ nữ và gia đình
- Quà tặng cuộc sống
- Quân đội nhân dân
- Quốc phòng toàn dân
- QĐND- An ninh - Biển đảo - Quốc phòng
- Sân khấu cổ truyền
- Sôi động cuối tuần
- Sẻ chia yêu thương
- Sức khỏe cho mọi người
- Thanh niên
- Thế giới tuổi teen
- Thể thao và cuộc sống
- Thời sự - Bình Thuận ngày mới - Bình Thuận Hội tụ xanh
- Thời sự tổng hợp
- Thủy sản
- Thủy sản - Tài nguyên - Công thương
- Tiếng Chăm
- Tiếng Chăm - Văn hóa - dân tộc miền núi
- Tiếp bước đến trường
- Trailer - giới thiệu chương trình - thông báo
- Tuần san văn hóa nghệ thuật
- Tài nguyên môi trường
- Tư vấn của Bác sĩ
- Tư vấn sức khỏe VOV Bacsi24
- Tạp chí phụ nữ
- Văn hóa Chăm
- Văn hóa giao thông
- Vấn đề quốc tế
- Âm nhạc và bạn
- Đảng trong cuộc sống
- Đọc truyện
- Đọc truyện đêm khuya
- Thông báo lịch tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
- Thông báo lịch tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
- Lịch tiếp công dân Tháng 10/2024 của Giám đốc Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Thuận
- Lịch cúp điện Bình Thuận từ 25/9/2024 đến 4/10/2024
- DANH SÁCH ĐƠN VỊ, CÁ NHÂN ỦNG HỘ CÁC TỈNH PHÍA BẮC - BỊ ẢNH HƯỞNG CƠN BÃO SỐ 3
- Phan Thiết: Dừng Lễ hội Trung thu để chia sẻ đồng hành cùng Nhân dân miền Bắc đang chống chọi với bão lũ
- BÌNH THUẬN ĐIỆN THĂM HỎI CHIA SẺ SÂU SẮC VỚI NHỮNG MẤT MÁT TỔN THẤT VỚI NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG DO PHẢI GÁNH CHỊU THIÊN TAI GÂY RA.
- THƯ KÊU GỌI ỦNG HỘ NHÂN DÂN KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH BÌNH THUẬN
- Lịch cúp điện Bình Thuận từ ngày 6/9/2024 đến ngày 15/9/2024
- Bảng giá dịch vụ Livestream năm 2024
- Lịch tiếp công dân Tháng 9/2024 của Giám đốc Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Thuận
- Thư mời báo giá 2 bộ Tally Intercom BS180 NAYA
- Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Thuận gửi Thư mời báo giá 06 bộ máy vi tính để bàn
- Lịch trình chi tiết Cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Doanh nhân Việt Nam năm 2024
- Giải Vô địch Thế giới Carom 3 băng (World Champoinship) vẫn diễn ra bình thường tại Bình Thuận từ ngày 25 đến 29 tháng 9 năm 2024.
- KẾ HOẠCH Tổ chức vận động Quỹ Khuyến học “Tiếp bước cho em đến trường” và truyền hình trực tiếp Lễ tiếp nhận ủng hộ quỹ cấp tỉnh năm 2024
- Đài PT - TH Bình Thuận thông báo tuyển dụng năm 2024
- Chủ động ứng phó với vùng áp thấp có khả năng hình thành trên biển Đông và gió mạnh trên biển
- Danh sách thí sinh trúng tuyển vào lớp 10 trường THPT Lý Thường Kiệt - La Gi năm học 2024 - 2025
- Danh sách thí sinh trúng tuyển vào lớp 10 trường THPT chuyên Trần Hưng Đạo Năm học 2024 - 2025