Saturday, 30/01/2021 | 11:00:41
10 bí ẩn khoa học chưa được giải sau 1 năm COVID-19
Nhiều câu hỏi vẫn đang khiến giới khoa học đau đầu như COVID-19 lây nhiễm thế nào, nên dùng thuốc gì điều trị, miễn dịch trong bao lâu, biến thể mới gây chết người hơn không…
Báo Le Temps (Thụy Sĩ) nêu ra 10 vấn đề về COVID-19 mà đến nay chưa có lời giải đáp.
1. Khởi đầu của COVID-19
Trước đây các nhà khoa học nghi ngờ virus SARS-CoV2 có lẽ bắt nguồn từ loài dơi nhưng virus phải truyền qua vật chủ trung gian là loài động vật khác trước khi nhiễm cho người.
Đến nay, giả thuyết được ưu tiên vẫn là SARS-CoV-2 xuất hiện từ loài dơi ở Trung Quốc nhưng vật chủ trung gian là con gì thì vẫn chưa xác định.
2. Con đường virus lây truyền
Các nhà khoa học nghi ngờ SARS-CoV-2 lây nhiễm qua các giọt bắn và các hạt chất lỏng siêu nhỏ (aerosol) với tỉ lệ chưa xác định. Đến nay nguyên lý này vẫn giữ nguyên vì không có nghiên cứu lớn nào khác.
Đối với các biến thể mới của SARS-CoV-2, chưa đủ bằng chứng ghi nhận đường lây truyền của chúng khác hơn. Chính vì vậy, đeo khẩu trang vẫn là yêu cầu bắt buộc.
3. Thời gian miễn dịch
Các nghiên cứu trước đây về huyết thanh học ghi nhận những người nhiễm COVID-19 có phát triển khả năng miễn dịch nhưng chưa rõ thời gian miễn dịch bao lâu.
Nay, các nghiên cứu đã xác nhận gần 95% số người nhiễm COVID-19 có sản sinh kháng thể trung hòa và khả năng miễn dịch còn kéo dài ít nhất sau 6 tháng dù đó là ca bệnh nhẹ. Tuy nhiên chưa rõ lượng kháng thể cần thiết để tránh tái nhiễm là bao nhiêu.
Ngoài ra, chưa rõ các biến thể virus mới ở Nam Phi và Brazil tác động thế nào đến khả năng tái nhiễm bởi theo nghiên cứu ban đầu, cả hai đều mang đột biến E484K có thể làm giảm khả năng trung hòa của kháng thể.
4. Tỉ lệ tử vong
Dữ liệu trước đây ở Thụy Sĩ cho thấy COVID-19 không gây tỉ lệ tử vong quá mức.
Đến cuối năm 2020, Văn phòng Thống kê liên bang Thụy Sĩ công bố số liệu cho thấy COVID-19 có tỉ lệ tử vong cao, dao động từ 0,5% đến 1% số ca nhiễm và liên quan đến tuổi tác. Ví dụ tỉ lệ tử vong lên đến từ 25-50% đối với người già trên 80 tuổi mắc nhiều bệnh nền.
5. Nên dùng thuốc điều trị nào?
Chương trình thử nghiệm lâm sàng thuốc điều trị COVID-19 Solidarity của WHO đã chứng minh kaletra và hydroxychloroquine không hiệu quả. Hầu hết các bệnh viện ở Thụy Sĩ trước đây dùng remdesivir và dexamethasone.
Nay, theo khuyến cáo của WHO, dexamethasone vẫn được sử dụng vì làm giảm tỉ lệ tử vong và nhu cầu thở máy nơi bệnh nhân mắc bệnh nặng hoặc nguy kịch. Remdesivir đã bị loại bỏ do không rõ hiệu quả và chỉ được cân nhắc sử dụng cho một số bệnh nhân chọn lọc.
Nhiều liệu pháp điều trị khác đang được nghiên cứu như kháng thể đơn dòng, ivermectin, colchicine.
6. Vì sao trường hợp này nghiêm trọng còn trường hợp khác vô hại?
Trước đây các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân một số ca nghiêm trọng hơn do hệ miễn dịch phản ứng quá mức dẫn đến giải phóng hàng loạt cytokine (bão cytokine).
Đến nay các nhà khoa học đã xác định nguyên nhân do một số kháng thể được gọi là tự kháng thể đã bị nhầm lẫn mục tiêu nên tấn công luôn cơ thể. Con đường nghiên cứu liệu pháp điều trị sắp tới là nhắm mục tiêu vào các tự kháng thể để ngăn chặn chúng hoạt động.
7. Độ độc hại của các biến thể
Nhiều nhà nghiên cứu đã từng cho rằng SARS-CoV-2 đột biến là hiện tượng bình thường và phần lớn đột biến đều vô hại.
Vấn đề đáng quan tâm hiện nay chính là bốn biến thể mới ở Anh, Nam Phi, Brazil và California. Trong đó biến thể mới ở Anh có thể lây truyền cao hơn khoảng 50%. Đã có có giả thiết cho rằng chúng có thể gây chết người nhiều hơn.
GS di truyền học François Balloux ở Đại học Hoàng gia London (Anh) nhận xét: “Đối với những người được tiêm chủng vắc xin và những người đã nhiễm, chắc chắn khả năng miễn dịch của họ có thể làm giảm nguy cơ mắc các triệu chứng nghiêm trọng, tuy nhiên khả năng bảo vệ của họ sẽ giảm so với mong muốn”.
Trong các công nghệ vắc xin, chỉ có các loại vắc xin ARN có ưu điểm dễ dàng thích ứng với các biến chủng virus mới.
8. Vai trò của trẻ em
Trước đây nhiều ý kiến nhận xét trẻ em hiếm khi phát triển các dạng COVID-19 nặng và thường nhiễm với dạng không triệu chứng. Đến nay, kết quả nghiên cứu của Các bệnh viện đại học Genève (HUG) và Đại học Genève cho thấy tỉ lệ dương tính huyết thanh học (seroprevalence) ở trẻ em trên 6 tuổi là 23%, gần tương đương với tỉ lệ này của dân số chung (22%).
Như vậy không thể nhìn số liệu và suy luận trẻ em không bị nhiễm bệnh bởi trẻ em thường phát triển các dạng bệnh không triệu chứng và như vậy ít được xét nghiệm hơn.
Vẫn chưa rõ trẻ em giữ vai trò gì trong quá trình virus lây nhiễm. Muốn biết điều này cần phải tiến hành sàng lọc hàng loạt trong các trường học.
9. Vật nuôi có lây nhiễm không?
Trước đây các nhà khoa học cho rằng vật nuôi có thể bị nhiễm SARS-CoV-2 nhưng không có vai trò quan trọng trong lây truyền virus. Đến nay danh sách vật nuôi bị nhiễm tiếp tục tăng, ngoài chó, mèo, chồn còn có sư tử, hổ, khỉ đột.
Nhà dịch tễ học François Roger (Pháp) đánh giá điều này “chứng minh khả năng lây nhiễm từ người sang động vật, khả năng tiếp nhận và mức độ nhạy cảm của các động vật ăn thịt, đặc biệt là chồn”.
Các nghiên cứu cho thấy virus lây lan vừa phải nơi chó và mèo nhưng đã bùng phát lớn trong các trang trại nuôi chồn, đặc biệt ở Đan Mạch.
WHO lưu ý SARS-CoV-2 có thể đột biến khi lây nhiễm sang chồn và các biến thể có thể truyền lại cho người tiếp xúc gần với vật nuôi.
10. Chừng nào dịch kết thúc?
Các chuyên gia đã từng nghĩ rằng vắc xin COVID-19 có khả năng ngăn chặn đại dịch. Song tiêm chủng cho phần lớn dân số sẽ mất nhiều thời gian. Ngoài ra, ngày đại dịch kết thúc vẫn còn xa khi các biến thể mới xuất hiện.
Theo HOÀNG DUY LONG
Tin liên quan
- An Phước đồng hành cùng người bệnh
- An ninh Bình Thuận
- An toàn giao thông
- BTV Cup 2024
- Biển đảo quê hương
- Bình Thuận hội tụ xanh
- Bình Thuận nông thôn mới
- Bình Thuận điểm hẹn xanh
- Bản tin sáng
- Bản tin trưa
- Ca nhạc Tết 2024
- Chuyển đổi số
- Chương Trình Tiếng Chăm
- Câu chuyện nông nghiệp
- Công nghệ và đời sống
- Công thương
- Cải cách hành chính
- Du lịch Bình Thuận
- Dân số và Trẻ em
- Dân tộc và Phát triển
- Dọc miền quê biển
- Dự báo thời tiết
- Khỏe đẹp cùng BTV
- Kinh tế hợp tác
- Kết nối Đông Nam bộ
- Mái ấm yêu thương
- Mỗi xã một sản phẩm
- Phòng chống tác hại thuốc lá 2024
- Phòng ngừa di cư trái phép sang Australia bằng tàu, thuyền
- Phóng sự
- Phụ nữ khởi nghiệp
- Phụ nữ và Các vấn đề xã hội
- Quốc phòng toàn dân
- Sách hay thay đổi cuộc đời
- Sống đẹp
- Tam nông bốn nhà
- Thông tin chuyên đề
- Thời sự tối
- Tiếp bước đến trường
- Trailer
- Trang chuyên đề
- Trợ giúp pháp lý đồng hành cùng người dân
- Tài nguyên và môi trường
- Vì chủ quyền an ninh biên giới biển
- Văn hóa dân tộc
- Vươn khơi bám biển
- Ý Đảng lòng dân
- 92.3 và bạn
- An ninh Bình Thuận
- Biển đảo Việt Nam
- Bình Thuận ngày mới
- Bình Thuận quê hương tôi
- Bạn nhà nông
- Bản tin an toàn giao thông
- Bốn phương kỳ thú
- Ca nhạc
- Chuyển đổi số - CCHC - Đảng trong cuộc sống
- Chúng tôi là Genz
- Chương trình ca nhạc tuổi thơ
- Chắp cánh ước mơ
- Cuộc sống đô thị
- Câu chuyện truyền thanh
- Cải cách hành chính
- Du lịch Bình Thuận
- Dân ca
- Dân tộc miền núi
- Dân tộc và Phát triển
- Giai điệu cảm xúc
- Giai điệu phương nam
- Giao thông - Pháp Luật - Cuộc sống
- Giáo dục - Y tế - Sức khỏe
- Giáo dục học đường
- Góc nhìn cuộc sống
- Hợp tác để phát triển
- Khung trời tuổi thơ
- Kiến thức nhà nông
- Kiến thức pháp luật
- Lướt cùng âm nhạc
- Music Zone
- Mẹ và bé
- Mỗi tuần ý tưởng
- Người cao tuổi
- Ngược dòng thời gian
- Nhạc Việt Nam
- Nhịp sống trẻ
- Những khúc vọng xưa
- Niềm vui cho em
- Niềm vui cho em - Học đường - Ý tưởng
- Nông thôn - Nông nghiệp - Nông dân
- Nông thôn ngày nay
- Pháp luật và cuộc sống
- Phát thanh Văn hóa Chăm
- Phụ nữ - Trẻ em - Thanh niên - Người cao tuổi
- Phụ nữ và gia đình
- Quà tặng cuộc sống
- Quân đội nhân dân
- Quốc phòng toàn dân
- QĐND- An ninh - Biển đảo - Quốc phòng
- Sân khấu cổ truyền
- Sôi động cuối tuần
- Sẻ chia yêu thương
- Sức khỏe cho mọi người
- Thanh niên
- Thế giới tuổi teen
- Thể thao và cuộc sống
- Thời sự - Bình Thuận ngày mới - Bình Thuận Hội tụ xanh
- Thời sự tổng hợp
- Thủy sản
- Thủy sản - Tài nguyên - Công thương
- Tiếng Chăm
- Tiếng Chăm - Văn hóa - dân tộc miền núi
- Tiếp bước đến trường
- Trailer - giới thiệu chương trình - thông báo
- Tuần san văn hóa nghệ thuật
- Tài nguyên môi trường
- Tư vấn của Bác sĩ
- Tư vấn sức khỏe VOV Bacsi24
- Tạp chí phụ nữ
- Văn hóa Chăm
- Văn hóa giao thông
- Vấn đề quốc tế
- Âm nhạc và bạn
- Đảng trong cuộc sống
- Đọc truyện
- Đọc truyện đêm khuya
- Thông báo lịch tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
- Thông báo lịch tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
- Lịch tiếp công dân Tháng 10/2024 của Giám đốc Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Thuận
- Lịch cúp điện Bình Thuận từ 25/9/2024 đến 4/10/2024
- DANH SÁCH ĐƠN VỊ, CÁ NHÂN ỦNG HỘ CÁC TỈNH PHÍA BẮC - BỊ ẢNH HƯỞNG CƠN BÃO SỐ 3
- Phan Thiết: Dừng Lễ hội Trung thu để chia sẻ đồng hành cùng Nhân dân miền Bắc đang chống chọi với bão lũ
- BÌNH THUẬN ĐIỆN THĂM HỎI CHIA SẺ SÂU SẮC VỚI NHỮNG MẤT MÁT TỔN THẤT VỚI NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG DO PHẢI GÁNH CHỊU THIÊN TAI GÂY RA.
- THƯ KÊU GỌI ỦNG HỘ NHÂN DÂN KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH BÌNH THUẬN
- Lịch cúp điện Bình Thuận từ ngày 6/9/2024 đến ngày 15/9/2024
- Bảng giá dịch vụ Livestream năm 2024
- Lịch tiếp công dân Tháng 9/2024 của Giám đốc Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Thuận
- Thư mời báo giá 2 bộ Tally Intercom BS180 NAYA
- Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Thuận gửi Thư mời báo giá 06 bộ máy vi tính để bàn
- Lịch trình chi tiết Cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Doanh nhân Việt Nam năm 2024
- Giải Vô địch Thế giới Carom 3 băng (World Champoinship) vẫn diễn ra bình thường tại Bình Thuận từ ngày 25 đến 29 tháng 9 năm 2024.
- KẾ HOẠCH Tổ chức vận động Quỹ Khuyến học “Tiếp bước cho em đến trường” và truyền hình trực tiếp Lễ tiếp nhận ủng hộ quỹ cấp tỉnh năm 2024
- Đài PT - TH Bình Thuận thông báo tuyển dụng năm 2024
- Chủ động ứng phó với vùng áp thấp có khả năng hình thành trên biển Đông và gió mạnh trên biển
- Danh sách thí sinh trúng tuyển vào lớp 10 trường THPT Lý Thường Kiệt - La Gi năm học 2024 - 2025
- Danh sách thí sinh trúng tuyển vào lớp 10 trường THPT chuyên Trần Hưng Đạo Năm học 2024 - 2025